Một thực tế rằng, áo da cũ mốc, bạc màu thì điều đầu tiên nghĩ đến là đánh xi hay hấp áo da. Tuy nhiên, rất nhiều tình huống áo da đang mềm bỗng nhiên bị cứng? Vậy nguyên nhân áo da bị cứng là do đâu, có phải do đánh xi hấp áo da hay không? Cùng DrClean247 phân tích qua bài chia sẻ sau đây nhé !
Áo da thật cần gì nhất Xi hay Dưỡng?
Đối với anh em chơi áo da lâu năm hoặc mới chơi thì không phải ai cũng biết điều này. Cái đầu tiên mà anh em thường nhớ tới chắc chắn sẽ là Xi. Vậy xi có tác dụng gì, dùng vào sản phẩm nào hay đồ da nào cũng dùng được? Xi màu thường được sử dụng cho giày da, được biết tới sản phẩm xi đánh giày. Tuy vậy, chúng chỉ phù hợp cho giày da cần che phủ và tạo độ bóng nhất định. Đối với áo da việc sử dụng xi giày sẽ khiến da không có độ “thở”. Lâu dần sẽ khiến ra bị khô và rạn nứt, gãy da.
Thứ mà, đồ da nói chung và áo da nói riêng cần nhất đó chính là “Dưỡng”. Kem dưỡng này giúp bổ sung dầu mềm, dưỡng chất…vv. Giúp da duy trì được đồ mềm dẻo, bền bỉ với thời gian. Trong trường hợp muốn bổ sung màu thì cần các sp chuyên dụng khác. Hoặc gửi tới tiệm chăm sóc đồ da chuyên nghiệp thực hiện.
Đánh xi, hấp áo da là gì?
Vào những thập niên 90, tại Việt Nam gần như không kiếm được một sản phẩm nào để chăm sóc áo da chuyên dụng. Và xi đánh giày là giải pháp để thay thế vào tình huống đó, dần già ăn sâu vào tâm trí của rất nhiều thế hệ người Việt. Đồng thời, cũng chính từ thời điểm này cũng sản sinh ra khái niệm “hấp áo da”. Dễ khiến người ta liên tưởng đến việc cho áo da vào một thiết bị gì đó hay nồi hấp công nghiệp. Dùng hơi và nhiệt độ để “hấp mềm” áo da, tuy vậy đó chỉ là cách nghĩ của chúng ta mà thôi.
Trên thực tế, không có chiếc máy nào làm công việc này cả. Toàn bộ công việc dưỡng mềm áo da được các kỹ thuật viên thao tác thủ công kết hợp với hóa chất chuyên dụng. Việc bù màu, khôi phục lại màu sắc cũng sẽ được làm thủ công kết hợp với màu chuyên dụng dành cho da.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
>>> Những lầm tưởng khi làm mới áo da phổ biến?
>>> Dịch vụ giặt mũ bảo hiểm Royal M139
Nguyên nhân áo da bị cứng
Áo da bị cứng từ rất nhiều nguyên nhân, phổ biến từ những lỗi sau:
- Áo da mang đi giặt nước: lỗi này thường xuyên gặp. Da là một chất liệu kị nước, khi đem áo da đi giặt nước. Hóa chất tẩy rửa sẽ làm sạch chất bẩn, đồng thời lấy đi lượng dầu mềm trong da. Khiến cho da áo bị cứng sau khi khô mà khó có thể phục hồi lại như ban đầu.
- Sử dụng sai hóa chất, sai chủng loại da: rất phổ biến với tiệm không chuyên. Do không có kiến thức về đồ da áo da. Nên rất nhiều tiệm đã sử dụng cùng một loại hóa chất cho tất cả các loại da. Việc làm này khiến cho một số áo da bị cứng mà người làm cũng không biết là do làm sao?
- Đánh xi giày cho áo da: sai lầm nghiêm trọng. Đây là cách chăm sóc khiến áo da của bạn nhanh bị xuống cấp và hư hỏng.
- Hấp mềm áo da bằng tủ hơi nước: cách này tương tự như đánh xi giày. Được quảng cáo là diệt khuẩn, khử mùi bằng công nghệ hơi nước. Tuy nhiên nó chỉ phù hợp với một số chất liệu nhạy cảm, khó chăm sóc nhưng KHÔNG bao gồm đồ da ở trong đó. Do vậy DrClean247 khuyến cáo bạn không nên áp dụng cách này với món đồ da đắt tiền.
- Áo da bị mất dầu tự nhiên: đối với thời tiết nhiệt đới nóng ẩm như Việt Nam. Việc áo da tự nhiên bị mất dầu là việc hoàn toàn dễ hiểu. Tình huống này chúng ta hoàn toàn có thể bù lại lượng dầu dưỡng. Giúp khôi phục độ mềm dẻo và bền chắc cho áo da.
Các câu hỏi thường gặp
#1- Áo da có giặt được không?
Áo da thật về nguyên tắc là có thể giặt khô Dry Cleaning. Tuy vậy, không phải chiếc áo da thật nào cũng có thể giặt được. Đặc biệt là những chiếc áo từ châu Âu như Pháp hoặc Italy đều CẤM GIẶT (kể cả Giặt khô). Chúng cần được xử lý bằng dịch vụ chăm sóc đồ da chuyên nghiệp. Thực tế, rất ít chiếc áo da được giặt bởi việc phục hồi màu sắc sau giặt phức tạp, kèm theo chi phí cao.
#2- Vệ sinh, làm mới áo da có lấy ngay được không?
Vệ sinh và làm mới áo da cần phải trải qua bước vệ sinh bề mặt da, vải lót. Đợi khô hoàn toàn tự nhiên mới sang bước làm mới áo da. Do vậy, thời gian hoàn thiện trung bình với một chiếc áo da thông thường từ 3 – 5 ngày. Đối với những chiếc áo bị sờn bạc, tổn thương bề mặt màu sắc…vv. Thì thời gian phục hồi sẽ dài hơn từ 7 – 10 ngày.
#3- Muốn áo da không bị cứng phải làm sao?
Để duy trì được một chiếc áo da luôn mềm mượt và màu sắc bền lâu. Điều quan trọng nhất là việc bảo quản và chăm sóc. Luôn giữ cho áo ở nơi khô thoáng tránh nhiệt độ cao, ẩm mốc. Duy trì thói quen dưỡng cho áo bởi sản phẩm chuyên dụng. Hoặc định kỳ 6 tháng mang tới tiệm chăm sóc đồ da chuyên nghiệp.
#4- Tại sao áo da Italy về Việt Nam lại bị mốc?
Những chiếc áo da có xuất xứ từ châu Âu như Italy hay Pháp, Đức thì thời tiết lạnh, khô và sạch sẽ rất phù hợp. Tuy nhiên, Việt Nam chúng ta ở xứ nhiệt đới nóng ẩm thì sử dụng đồ da sẽ khó khăn hơi. Cộng thêm là điều kiện môi trường ô nhiễm sẽ khiến áo da bị ẩm mốc xuống cấp nghiêm trọng. Lời khuyên cho bạn là nên chú ý bảo quản và có chế độ chăm sóc tốt cho áo. Có như vậy, sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ áo bị mốc xuống cấp.
Gọi cho DrClean247 CHUYÊN GIA – GIẶT ỦI & ĐỒ DA để được hỗ trợ ngay nhé.