Các Loại Rêu Hại Thường Gặp Trong Hồ Thủy Sinh

rêu hại thường gặp trong hồ thủy sinh

Rêu hại trong hồ cá thủy sinh thường là một vấn đề phổ biến và thường được thảo luận nhiều. Đặc biệt đối với những người mới bắt đầu hoặc ngay cả những người chơi lâu năm cũng không thể tránh khỏi. Hầu hết chúng ta đều phải đối mặt với tình trạng này ở một thời điểm nào đó. Và quan trọng là cách chúng ta xử lý các loại rêu hại thường gặp.

Rêu Hại là gì?

Rêu hại trong bể thủy sinh là loại rêu tự phát mọc trong bể dưới điều kiện cụ thể. Nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời, chúng có thể phát triển nhanh chóng. Gây hại cho cây cảnh, làm mất đi vẻ đẹp và giá trị của hồ cá thủy sinh của bạn. Chúng bám vào cây cảnh, đá, lũa và thậm chí có thể lan truyền vào các loại rêu bạn đang trồng trong bể. Tuy nhiên, khi có kinh nghiệm xử lý, bạn có thể dễ dàng vượt qua thách thức này trong sở thích của mình.

Nguyên Nhân Chính Gây Bùng Phát Rêu Hại trong Hồ Thủy Sinh

Ánh sáng:

Ánh sáng là một yếu tố cần được quan tâm và chú ý đặc biệt. Chúng ta cần hiểu rõ nhu cầu về ánh sáng của từng loại cây thủy sinh để chọn loại đèn phù hợp. Thường thì, nhiều người muốn thấy hồ cá của họ lấp lánh. Và muốn bật đèn suốt cả ngày, thậm chí để qua đêm mà không tắt. Tuy nhiên, việc này chỉ cần vài ngày sẽ dẫn đến sự gia tăng nhanh chóng của rêu hại.

Hệ vi sinh chưa ổn định:

Hiện tượng rêu hại thường xảy ra ở các hồ thủy sinh trong giai đoạn mới thiết lập. Điều này xảy ra vì các chất dinh dưỡng trong nước phải trải qua quá trình chuyển hóa. Bởi hệ vi sinh trước khi cây có thể hấp thụ chúng hiệu quả. Khi hệ vi sinh không hoạt động hiệu quả, các chất này sẽ được rêu hại hấp thụ mạnh hơn.

cách tạo vi sinh cho hồ thủy sinh

Mất cân bằng dinh dưỡng:

Trong hồ thủy sinh, có thể xảy ra tình trạng thiếu chất vi lượng, chất đa lượng, carbon, oxy… Dẫn đến cây thủy sinh không có đủ dinh dưỡng và trở nên yếu ớt.

Tạp chất hữu cơ trong nước:

Trong nước của hồ có thể chứa các tạp chất hữu cơ như nền hồ, phân cá tép, xác cá tép đã chết, thức ăn thừa, lá cây phân hủy, NH3 (amoni), kim loại nặng…

MỜI BẠN XEM THÊM

>>> TOP 5 lọc bio vi sinh tốt nhất cho bể cá cảnh

>>> TOP 5 sản phẩm diệt rêu hại tốt nhất hiện nay

Những Lưu Ý Để Hạn Chế Rêu Hại:

  • Điều chỉnh ánh sáng: Đảm bảo ánh sáng trong hồ phù hợp với nhu cầu của từng loại cây thủy sinh. Không nên để đèn sáng suốt cả ngày hoặc qua đêm. Mà thay vào đó, điều chỉnh thời gian sáng/ tối cho phù hợp.
  • Duy trì thay nước đều đặn: Thay nước hàng tuần (khoảng 30% thể tích hồ) để giữ hồ luôn trong trạng thái sạch sẽ. Loại bỏ các tạp chất có thể gây hại. Nếu có cá tép chết, hãy loại bỏ xác chúng ngay lập tức. Hãy cung cấp thức ăn cho cá một lượng vừa đủ, và duy trì mật độ cá tép phù hợp cho thể tích hồ.
  • Kiểm soát nhiệt độ: Giữ nhiệt độ trong khoảng lý tưởng từ 22-27 độ C. Nhiệt độ nên luôn duy trì dưới 30 độ C. Nếu cần, bạn có thể sử dụng quạt làm mát nước hoặc máy làm lạnh (Chiller) để kiểm soát nhiệt độ.
  • Quan tâm đến hệ thống lọc nước và dòng chảy. Đảm bảo hệ thống lọc nước hoạt động hiệu quả và tạo dòng chảy nước phù hợp để ngăn ngừng khuẩn tạo rêu.
  • Kiểm soát vi lượng và chất Fe: Không nên châm quá nhiều vi lượng và chất sắt (Fe) nếu hồ có ít cây thủy sinh.
  • Sử dụng thiết bị cung cấp Oxy và CO2. Trang bị các thiết bị như sủi bio, lọc váng, sủi vi sinh và hệ thống CO2 (nếu cần). Dạng bình khí CO2 là lựa chọn tốt và lâu dài cho việc duy trì mức CO2 ổn định trong hồ.
  • Bổ sung các loại cá như cá mún, cá otto, cá bút chì, ốc nerita, tép mũi đỏ, tép Yamato, tép màu vào hồ thủy sinh. Chúng sẽ giúp kiểm soát rêu hại và duy trì sự cân bằng sinh thái trong hồ

Các Loại Rêu Hại Thường Gặp và Cách Xử Lý

Rêu chùm đen – Black brush/Beard (Rhodophyta)

Rêu chùm đen thường phủ kín viền lá cây và lan tỏa xuống đáy hồ, cũng như bám trên đá và lũa. Đây là loại rêu khó xử lý nhất, và nó càng tồn tại trong hồ lâu thì càng mạnh mẽ và khó điều trị. Xuất hiện của rêu này thường do sự dư thừa của các chất như Nitơ (N), Phốt pho (P), và Sắt (Fe). Ngoài ra, mức pH thấp cũng có thể gây ra sự xuất hiện của rêu chùm đen. Vì vậy, kiểm tra lại mức pH và điều chỉnh nó để đảm bảo phù hợp.

rêu chùm đen trên lá cây
Rêu mọc thành chùm có màu đen đặc trưng

Cách xử lý rêu chùm đen:

  • Phương pháp thủ công: Loại bỏ rêu bằng tay hoặc cắt bớt phần lá cây nào bị nặng bằng cách cắt đi.
  • Thay nước đều đặn: Thay nước đều đặn (khoảng 30% thể tích hồ) cách 1-2 ngày một lần.
  • Tăng cường khí CO2: Đây là để kích thích sự phát triển của cây thủy sinh. Khi cây tiêu thụ các chất dinh dưỡng trong hồ, rêu chùm đen sẽ có ít nguồn cung cấp dự trữ.
  • Sử dụng Oxy già (H2O2) để bơm trực tiếp lên khu vực bị rêu chùm đen.
  • Hãy thả các loại tép như tép Yamato, cá bút chì vào hồ để ăn rêu chùm đen. Giúp kiểm soát sự phát triển của nó.

Rêu nhớt xanh – Blue green Algae (Cyanobacteria)

Thực tế, đây là một loại khuẩn lam, có khả năng tự sản xuất và hấp thụ dinh dưỡng. Và sử dụng CO2 để thực hiện quá trình quang hợp. Rêu nhớt xanh thường phủ lên bề mặt của hầu hết mọi thứ trong hồ thủy sinh và thường đi kèm với mùi hắc đặc trưng. Là một trong các loại rêu hại thường gặp trong bể thủy sinh.

rêu nhớt xanh rêu hại thường gặp

Nguyên nhân xuất hiện của rêu nhớt xanh:

  • Hệ thống lọc nước chưa hoàn hảo, hệ vi sinh chưa hoạt động hiệu quả để loại bỏ các chất hữu cơ có trong hồ.
  • Nồng độ Nitrate thấp, thiếu ánh sáng. Hoặc sử dụng đèn yếu, đèn không phù hợp cho bể cá thủy sinh.
  • Sự tích tụ chất hữu cơ dư thừa trong hồ. Do việc cung cấp thức ăn quá nhiều hoặc không loại bỏ xác chết của cá hoặc cây mục nát.

Cách xử lý rêu nhớt xanh:

  • Đảm bảo dòng chảy nước và hệ thống lọc hiệu quả. Hạn chế việc nuôi quá nhiều cá, cung cấp thức ăn một cách hợp lý, và duy trì vệ sinh hồ thường xuyên.
  • Tắt đèn: Tắt đèn thường xử lý tốt cho rêu lam bởi rêu lam cần ánh sáng để phát triển.
  • Bổ sung Nitrate: Tăng lượng Nitrate trong nước để cân bằng dinh dưỡng.
  • Tăng mật độ cây thủy sinh: Trồng nhiều cây thủy sinh có thể giúp cạnh tranh với rêu lam và ngăn chúng phát triển.
  • Sử dụng dung dịch Excel hoặc oxy già. Bằng cách tiêm trực tiếp vào vị trí mà rêu nhớt xanh đang phát triển để xử lý hiệu quả.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

>>> Dịch vụ làm mới áo da tại Ngã Tư Sở chỉ từ 150K

>>> Địa chỉ giặt mũ bảo hiểm tại Hà Đông, khử khuẩn hơi nước nóng

Tảo nâu – Brown Algae (Diatoms)

Tảo nâu có màu nâu đậm và có cấu trúc dạng nhớt, chúng thuộc loại khuẩn Diatoms và phát triển nhanh chóng. Chúng xuất hiện khi có sự dư thừa dinh dưỡng trong hồ. Thường xảy ra khi thêm phân nước hoặc khi hồ không được quản lý cẩn thận. Tảo nâu thường phủ lên lá cây, đá, lũa và nền hồ.

tảo nâu các loại rêu hại thường gặp

Nguyên nhân xuất hiện của tảo nâu:

  • Hồ thủy sinh mới được thiết lập thường gặp phải vấn đề này do dinh dưỡng dư thừa.
  • Sử dụng đèn ánh sáng chất lượng kém hoặc không tuân theo cách sử dụng đèn đúng cách

Cách xử lý tảo nâu:

  • Giảm ánh sáng: Hạn chế ánh sáng đèn để kiểm soát tảo nâu.
  • Thả cá bút chì, cá otto, ốc nerita, và tép ăn tảo để giúp kiểm soát tảo nâu.
  • Thay nước đều đặn: Thực hiện thay nước đều đặn theo định kỳ. Để giảm lượng dinh dưỡng dư thừa trong hồ và duy trì điều kiện nước tốt.

Rêu đốm xanh – Green spot Algae (Choleochaete orbicularis)

Rêu đốm xanh là một loại rêu thường bám vào bề mặt kính hoặc lá cây, có các đốm tròn màu xanh. Sự xuất hiện của chúng thường liên quan đến mức thấp của phosphate (PO4). Loại rêu này thường dễ xử lý hơn so với các loại rêu hại thường gặp khác.

rêu đốm xanh trong hồ thủy sinh

Cách xử lý rêu đốm xanh:

  • Thả ốc nerita ăn rêu: Thả ốc nerita vào hồ để kiểm soát sự phát triển của rêu đốm xanh.
  • Sử dụng dao cạo rêu để loại bỏ rêu một cách thuận tiện và không tốn nhiều thời gian hoặc công sức. Dao cạo rêu thường có sẵn để mua tại các cửa hàng thủy sinh.
  • Giảm ánh sáng và thay nước: Hạn chế ánh sáng để kiểm soát sự phát triển của rêu. Và thực hiện thay nước đều đặn để giảm lượng phosphate dư thừa trong hồ.

Rêu tóc, Rêu chỉ – Hair/Thread Algae

Rêu tóc có hình dáng sợi dài, thường có chiều dài khoảng 2-3cm. Và mọc xen giữa các loại rêu khác và cây thủy sinh trong hồ. Loại rêu này tương đối dễ xử lý trong hồ thủy sinh như các loại rêu hại thường gặp.

rêu tóc rêu hại thường gặp

Nguyên nhân xuất hiện rêu tóc:

Rêu tóc thường xuất hiện khi hồ không có đủ cây lá đỏ để hấp thụ chất sắt. Mức chất sắt trong nước quá cao (Fe > 0.15 ppm) cũng là một nguyên nhân gây ra sự phát triển của rêu tóc.

Cách xử lý rêu tóc

  • Phương pháp thủ công: Loại bỏ rêu tóc bằng tay. Hoặc dùng nhíp hoặc bàn chải đánh răng để gắp chúng ra khỏi hồ.
  • Thay nước hàng tuần: Thay 30% nước hàng tuần để kiểm soát sự phát triển của rêu tóc và các loại rêu hại khác.
  • Cân bằng dinh dưỡng: Đảm bảo cân bằng lại lượng dinh dưỡng trong hồ.
  • Thả cá ăn rêu: Thả các loại cá như cá bình tích, cá mún, tép, cá bút chì, nô lệ, otto vào hồ để giúp kiểm soát rêu tóc.
  • Giới hạn thời gian ánh sáng. Không bật đèn quá 10 tiếng mỗi ngày để ngăn chặn sự phát triển của rêu.
  • Tăng lượng CO2 để tăng khả năng quang hợp của cây thủy sinh và ức chế sự phát triển của rêu tóc.
  • Sử dụng thuốc diệt rêu: Nếu cần, bạn có thể sử dụng thuốc diệt rêu. Nhưng cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước để đảm bảo không gây hại cho cá tép và cây trong hồ

Tảo Nước Xanh – Green water (Euglaena)

Tảo nước xanh không ảnh hưởng đáng kể đến cây thủy sinh và cá tép trong hồ, nhưng chúng gây mất thẩm mỹ cho hồ của bạn.

rêu nước xanh

Nguyên nhân xuất hiện tảo nước xanh

Thường xuất hiện ở các hồ mới thiết lập do hệ vi sinh chưa phát triển hoặc chưa cân bằng được lượng dinh dưỡng trong hồ.

Cách xử lý tảo nước xanh:

  • Thêm nhiều bông lọc vào hộp lọc: Điều này có thể giúp cải thiện tình trạng tảo nước xanh trong một phần
  • Tắt đèn và che kín hồ trong thời gian ngắn (5 ngày). Có thể là phương pháp hiệu quả nhất để xử lý tảo nước xanh.
  • Thay nước đều đặn: Thực hiện thay nước đều đặn trong vòng 1-2 tuần (thay 30% nước trong hồ) để giảm lượng dinh dưỡng trong hồ.
  • Sử dụng đèn UV có khả năng diệt khuẩn để loại bỏ tảo nước xanh. Tuy nhiên, cách này có thể ảnh hưởng đến cá, vì vậy cần hạn chế và xem xét cẩn thận trước khi sử dụng.

MỜI BẠN XEM THÊM

>>> Những loại quần áo nên giặt khô Dry Cleaning gồm những gì?

>>> Sofa da bị mèo cào và cách khắc phục hiệu quả.

Rêu Sừng Hươu – Staghorn (Compsopogon sp)

Rêu sừng hươu là một loại rêu đỏ có thể có màu xanh, xám hoặc trắng. Chúng có hình dáng tương tự như sừng hươu và thường mọc trên lá cây và các thiết bị trong hồ thủy sinh. Loại rêu  này tương đối dễ xử lý so với các loại rêu hại thường gặp.

rêu sừng hươu trong hồ thủy sinh

Nguyên nhân xuất hiện của rêu sừng hươu:

Do thiếu CO2 và mất cân bằng dinh dưỡng trong hồ thủy sinh.

Cách xử lý rêu sừng hươu:

  • Gỡ bằng tay: Loại bỏ rêu sừng hươu bằng tay.
  • Tăng cường CO2: Tăng lượng CO2 trong hồ lên mức khoảng 20-30 ppm. Nhưng cần đảm bảo rằng không tăng quá nhiều để tránh ảnh hưởng đến cá.
  • Sử dụng oxy già: Sử dụng ống tiêm để hút và xịt oxy già trực tiếp lên vùng bị rêu sừng hươu.
  • Giảm đèn và thay nước: Giảm thời gian ánh sáng và thực hiện thay nước hàng tuần (thay 30% nước).
  • Thả các loại cá, ốc, tép ăn rêu hại: như cá mún, ốc, tép Yamato, tép mũi đỏ, cá bút chì và otto để kiểm soát rêu sừng hươu.

Rêu Xoăn, Rêu Lông Tơ – Fuzz Algae:

Rêu xoăn, rêu lông tơ là loài rêu hại thường mọc ở rìa lá cây dưới dạng các chùm hay lông xoăn.

rêu xoăn hại trong bể thủy sinh

Nguyên nhân xuất hiện của rêu xoăn:

  • Thiếu CO2 trong hồ thủy sinh hoặc mất cân bằng dinh dưỡng

Cách xử lý rêu xoăn:

  • Cân bằng lại dinh dưỡng trong hồ và duy trì hàm lượng CO2. Đảm bảo rằng hồ có đủ dinh dưỡng, bao gồm N (10-20 ppm), P (0.5-2 ppm), Ca (10-30 ppm), Mg (2-5 ppm), và Fe (1 ppm
  • Thả các loại cá, ốc, tép ăn rêu hại: như cá mún, ốc, tép Yamato, tép mũi đỏ, cá bút chì và otto để kiểm soát rêu xoăn.

rêu lông tơ rêu hại bể thủy sinh

Rêu trắng

Rêu trắng, dù trông giống rêu, thực chất là một loại nấm mốc dạng sợi hoặc có thể là do vi khuẩn. Hoặc có thể là sự kết hợp của cả hai. Có hai loại rêu trắng phổ biến:

rêu trắng rêu hại trong hồ thủy sinh

  • Rêu trắng từ mốc: Loại này thường xuất hiện dày đặc trên thức ăn thừa cho cá hoặc lũa khi mới thả vào bể cá. Chúng biến mất khi thức ăn trở nên khan hiếm.
  • Rêu trắng từ vi khuẩn: Loại này có thể lan tràn bể cá và phủ lên các bề mặt như cây cỏ, lũa, và đá. Thường xuất hiện sau khi bể mới được thiết lập.

Nguyên nhân xuất hiện của rêu trắng:

  • Rêu trắng có khả năng hấp thụ ánh sáng và dinh dưỡng từ môi trường nước. Tuy nhiên, chúng không phải loại cây quang hợp. Vì vậy việc giảm cường độ chiếu sáng không thể kiểm soát chúng như loại rêu khác.
  • Rêu trắng là nấm hoặc vi khuẩn. Chúng ăn thức ăn thừa, cặn bãi và các chất hữu cơ khác trong bể. Khi bể cá ổn định, rêu trắng cũng sẽ biến mất theo.
  • Dòng chảy không tốt trong hệ thống lọc. Nước đọng tạo điều kiện cho phân cá, thức ăn dư thừa và các chất độc hại khác tích tụ, tạo cơ hội cho rêu trắng phát triển.

Cách xử lý trị rêu trắng:

Để xử lý rêu trắng, bạn có thể áp dụng các biện pháp sau:

  • Hạn chế dinh dưỡng: Tránh nuôi quá nhiều cá và cung cấp thức ăn đúng lượng.
  • Chăm sóc bể cá: Thay nước bể 2-3 lần mỗi tuần trong thời gian mới lập bể để loại bỏ dinh dưỡng dư thừa. Khi bể cá ổn định, thay nước mỗi ngày 10-15%.
  • Nuôi loài ăn rêu: Có nhiều loài cá và tép có thể ăn rêu trắng. Chẳng hạn như cá bút chì, cá otto, tép amano và tép mũi đỏ.

Nguồn: ST và biên soạn tổng hợp các kiến thức thủy sinh

Gọi cho DrClean247 CHUYÊN GIA – GIẶT ỦI & ĐỒ DA để được hỗ trợ ngay nhé.

Gọi điện thoại
0522.933.866
Chat Zalo
TỔNG ĐÀI TƯ VẤN
0522.933.866 (Miễn phí cước gọi)
HỖ TRỢ KỸ THUẬT
0522.933.866 (Hỗ trợ 24/7)
PHÒNG KINH DOANH
0522.933.866 (Giờ hành chính)
Yêu Cầu Chúng Tôi Gọi Lại
0522.933.866
Tổng Đài Miễn Phí Cước Gọi
YÊU CẦU GỌI LẠI