Bỏ túi ngay cách xử lý áo da bị mốc chỉ với hướng dẫn đơn giản, dễ làm. Không ít người phải “đau đầu” khi đối mặt với việc làm sạch các vết bẩn trên áo khoác da. Đặc biệt là Nấm mốc (Mold/ Mould) – vốn được coi là kẻ thù không đội trời chung của đồ da.
Để giúp các tín đồ mê đồ da giải quyết mối lo này, DrClean247 xin chia sẻ tới bạn 4 cách đánh bay mốc trên áo da tự nhiên nhất.
ÁO DA BỊ MỐC BỞI LÝ DO GÌ ?
Đồ da nói chung hay áo da (áo khoác da) nói riêng là sản phẩm được làm từ chất liệu đặc biệt. Nên cũng có cách làm sạch và bảo quản hoàn toàn khác với những loại trang phục khác. Thế nên, không ít người đã phải đau đầu không biết cách nào có thể làm sạch vết mốc này ngay khi mới phát hiện. Vậy nguyên nhân do đâu ?
Các loại mốc thường gặp trên áo da
Mốc Trắng, Mốc Xanh, Mốc Vàng và Mốc Đen là loại phổ biến mà chúng ta thường bắt gặp. Trong đó, mốc đã bắt nguồn từ bên trong da thì rất khó xử lý, đặc biệt mốc đen là loại khó xử lý nhất.
Đồ da bị bẩn
Sau một quá trình sử dụng, các chất bài tiết qua da của con người như mồ hôi, dầu mỡ, tế bào chết… sẽ bám và thấm hút vào bên trong áo. Ngoài ra, khi kết hợp với môi trường không khí bụi bẩn ô nhiễm. Nó sẽ trở thành môi trường lý tưởng để các vi sinh có hại phát triển như nấm mốc..vv.
Môi trường ẩm thấp
Sau một thời gian bảo quản trong túi nilon lấy từ tiệm giặt là về. Nhiều người bất ngờ khi thấy chiếc áo da đắt tiền của mình bị mốc meo. Chắc hẳn nghĩ ngay tới việc tiệm giặt họ làm bẩn hay làm ẩu !
Tuy nhiên, ưu điểm của túi nilon là chống bụi bẩn tốt từ môi trường. Nhưng ít người biết rằng chính tính năng giữ độ ẩm tốt của nó đã phản tác dụng. Với thời tiết nhiệt đới gió mùa đặc trưng tại Việt Nam, đặc biệt là mùa ẩm nồm tại miền Bắc. Thì việc giữ gìn, bảo vệ áo khỏi bị mốc càng trở nên khó khăn hơn bao giờ hết.
Nguyên nhân tổng hợp
Đây là sự kết hợp của rất nhiều nguyên nhân như áo da bẩn, môi trường ẩm thấp, bảo quản không đúng cách…vv. 99% áo da bị mốc ở Việt Nam đều xuất phát từ nguyên nhân này.
Mốc lấy dinh dưỡng từ đâu
Da thật có nguồn gốc từ da động vật, bên trong da về cơ bản vẫn còn chứa Protein và dầu động vật. 2 thành phần này đóng vai trò như nguồn dinh dưỡng chính để giúp chúng sinh sôi nhanh và duy trì trong thời gian dài. Khi mốc không còn nguồn dinh dưỡng này, đồng nghĩa với việc da áo không còn duy trì được sự liên kết và bị mùn mục.
BỎ TÚI 4 CÁCH LÀM SẠCH ÁO DA BỊ MỐC
Ngay khi phát hiện trong tủ để đồ có mùi khó chịu hoặc nấm mốc. Việc đầu tiên là bạn cần phải tách riêng các trang phục bị mốc để xử lý riêng và dọn dẹp tủ. Vũ khí bí mật là ánh sáng mặt trời để đánh bay nấm mốc, hãy cùng thực hiện với 4 cách sau:
Hỗn hợp dung dịch xà phòng tự pha chế
- Bạn chỉ cần cho 1 chút xà phòng kết hợp với nước, có thể thêm 1 ít cồn y tế 90 độ.
- Dùng miếng bọt biển (mút xốp) thấm dung dịch vừa pha làm sạch vết mốc.
- Nếu vết mốc vẫn còn, hãy pha thêm hỗn hợp gồm 50% nước + 50% cồn 90 độ. Sử dụng miếng bọt biển thấm hút dung dịch và lau, chà vết mốc. Hoặc dùng bàn chải đánh răng chà sẽ có hiệu quả tốt hơn.
- Lau lại bằng miếng vải ẩm và nước sạch.
- Phơi áo ở nơi có ánh mặt trời trong 4 – 6 giờ (không nên phơi dưới ánh nắng trực tiếp quá 30’).
Hỗn hợp dung dịch nước chanh pha muối
Bạn có thể lựa chọn các nguyên liệu dễ kiếm như chanh và muối ăn để thực hiện. Bạn chỉ cần vắt ½ quả canh vào 1 cốc nước, bỏ thêm 1 – 2 thìa café muối ăn. Lưu ý đảm bảo muối tan hết trước khi bạn thực hiện nhé.
- Dùng miếng bọt biển (mút xốp) thấm dung dịch vừa pha làm sạch vết mốc.
- Lau lại bằng miếng vải ẩm và nước sạch.
- Phơi áo ở nơi có ánh mặt trời trong 4 – 6 giờ (không nên phơi dưới ánh nắng trực tiếp quá 30’).
Lưu ý:
Không để dung dịch tiếp xúc quá lâu trên bề mặt da. Vì muối và chanh có thể khiến da bị khô cứng.
Dung dịch giấm ăn
Giấm ăn còn có tác dụng loại bỏ nấm mốc ở giày dép hay các vật dụng làm từ da động vật. Nó vừa đủ mạnh để làm sạch mốc, đồng thời thân thiện với môi trường. Việc của bạn chỉ cần là chuẩn bị: giấm, bàn chải, mảnh vải mềm và chút nước sạch.
- Bạn pha loãng giấm với nước, có thể thêm 1 chút xà phòng hay chanh hoặc cồn để tăng hiệu quả xử lý.
- Làm ẩm miếng vải bằng dung dịch giấm vừa pha, lau đều lên bề mặt áo da. Và kết hợp với bàn chải cho đến khi sạch hoàn toàn.
- Lau lại bằng miếng vải ẩm và nước sạch.
- Phơi áo ở nơi có ánh mặt trời trong 4 – 6 giờ (không nên phơi dưới ánh nắng trực tiếp quá 30’).
Hóa chất diệt nấm mốc chuyên dụng
Là chất hóa học được tạo ra để loại bỏ nấm mốc chuyên dụng. Tuy nhiên, bạn nên tìm và lựa chọn những sản phẩm có thương hiệu và thân thiện với chất liệu da. Để đảm bảo rằng dung dịch đó an toàn với chiếc áo đắt tiền của bạn.
Cùng với đó, bởi là hợp chất hóa học nên nó ít nhiều sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe. Hãy thực hiện công việc một cách cẩn thận bằng cách đọc kỹ hướng dẫn sử dụng. Và trang bị các dụng cụ bảo hộ cần thiết như găng tay, kính mắt bảo hộ…vv.
BẢO QUẢN ÁO DA ĐÚNG CÁCH
Nếu trong tủ quần áo có những mùi lạ, đặc biệt là sau một thời gian ẩm thấp. Bạn nên kiểm tra kịp thời phát hiện và xử lý ngay khi mốc vừa xuất hiện. Nếu để lâu tức là nấm mốc đã phát triển mạnh, ăn sâu vào bề mặt da áo. Việc loại bỏ và tái tạo lại vùng da bị hư tổn là vô cùng khó khăn. Bạn có thể tránh được nguy cơ này bằng cách:
Nơi bảo quản phải khô ráo, thoáng mát
Khô ráo và thoáng mát là điều kiện tiên quyết để chiếc áo da của bạn được bảo vệ một cách tối ưu nhất. Da thuộc vốn dĩ là da động vật nên vẫn chứa rất nhiều protein và dưỡng chất dinh dưỡng khác. Khi môi trường ẩm thấp sẽ là điều kiện lý tưởng để cho các vi sinh vật có hại phát triển.
Sử dụng máy hút ẩm
Đối với những ngày mưa nồm ẩm thấp hoặc lượng hơi nước trong không khí cao. Bạn nên trang bị cho mình chiếc máy hút ẩm Mini. Cẩn thận hơn thì bạn có một tủ để đồ riêng, nơi đó có trang bị máy đo độ ẩm và hút ẩm chuyên dụng.
Kiểm tra, chăm sóc định kỳ và xử lý kịp thời
Nếu vết mốc mới xuất hiện, bạn nên nhanh chóng dọn dẹp tủ đồ sạch sẽ. Đồng thời làm sạch vết mốc bằng khăn mềm với các dung dịch được chia sẻ ở trên nhé. Có thể lựa chọn sản phẩm dưỡng da chuyên dụng để bổ sung dưỡng chất cho áo. Lưu ý, không được làm dụng sản phẩm này. Bởi nếu bạn dùng quá nhiều sẽ khiến da quá ẩm ướt lại có tác dụng ngược lại.
Định kỳ phơi ra nắng tự nhiên
Ánh nắng mặt trời là một trong những “vũ khí” vô cùng lợi hại để diệt khuẩn, diệt nấm mốc. Chính tia cực tím là sát thủ diệt những mầm bệnh này. Bằng việc định kỳ gỡ bỏ áo ra khỏi màng nilon và phơi dưới ánh nắng. Sẽ giúp bạn bảo quản áo da được tốt và an toàn hơn. Lưu ý, không phơi dưới ánh nắng trực tiếp, có nguồn nhiệt cao. Hoặc nếu có phơi thì chỉ phơi không quá 30 phút, sau đó chuyển áo vào khu vực khô thoáng.
Những lưu ý khác
Việc loại bỏ triệt để tận gốc nấm mốc áo da gần như là không thể. Đặc biệt là nó đã ăn sâu và phát sinh từ bên trong sợi da ra lên bề mặt. Nếu chỉ tập trung diệt tận gốc nấm mốc thì tiềm ẩn rủi ro làm hỏng luôn cả da áo.
Da thuộc cũng mang đầy đủ đặc tính giống như da người, cũng nhăn nhúm dưới tác động của thời gian. Vậy nên sẽ rất khó khăn để khôi phục chúng trở lại trạng thái ban đầu sau khi đã chịu tổn thương.
Một số người tin rằng, bảo quản áo da trong không gian kín với nhiệt độ cao. Sẽ giúp diệt sạch những loại nấm mốc bám trên bề mặt. Nhưng thực tế không như vậy, hành động này thậm chí còn phản tác dụng và ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng da áo của bạn. Tiếp xúc với môi trường nhiệt độ cao trong thời gian dài sẽ khiến bề mặt lớp da bị mất dầu và khô. Đây chính là lý do xảy ra tình trạng bị rạn nứt, bong tróc.
Ngoài ra, biện pháp giặt tay bằng những loại xà phòng có tính tẩy rửa cao. Sẽ khiến chất liệu da nhanh chóng xuống cấp và hư hỏng.
Chú ý: Để nấm mốc không thể xâm nhập một lần nữa. Hãy bảo quản chiếc áo khoác da quý giá trong túi vải không dệt (thay vì túi nilon bởi chúng dễ hấp hơi). Và nhớ kỹ những phương pháp trên để kéo dài tuổi thọ của trang phục mà mình yêu thích nhé!