DrClean247 hướng dẫn cách phân loại đồ giặt

Hướng dẫn cách phân loại đồ giặt

Phân loại đồ giặt là công việc tưởng chừng đơn giản, nhưng lại vô cùng quan trọng. Nó là 1 yếu tố then chốt quyết định chất lượng của đồ sau giặt. Đồng thời, cũng là yếu đố để đánh giá tính chuyên nghiệp của bạn trong con mắt của khách hàng. Bạn đã biết đâu là cách phân loại đồ giặt chuẩn hay chưa nào? Nếu chưa, hãy theo dõi nội dung bài viết dưới đây của DrClean247 nhé.

Vì sao cần phân loại đồ giặt

Đối với các tiệm giặt ủi, việc phân loại đồ giặt, đồ vải là 1 khâu quan trọng. Bởi lẽ đồ giặt là những sản phẩm đa dạng về chủng loại, chất liệu, kiểu dáng, màu sắc và mức độ Bẩn – Sạch khác nhau. Vì thế, nếu bạn không phân loại mà “vô tư” trộn tất cả đồ vào giặt chung. Thì sẽ không thể đảm bảo hiệu quả làm sạch và chất lượng vải. Mà còn làm cho quần áo đồ giặt bị lem màu, phai màu sang lẫn nhau. Điều này sẽ gây ra sự phẫn nộ cho khách hàng. Đồng thời ảnh hưởng nghiêm trọng tới mức độ uy tín và chuyên nghiệp của tiệm giặt.

Vì thế, việc đầu tiên là phải phân loại đồ trước khi bạn giặt đồ cho khách. Ghi chú trên nhãn mác quần áo cũng là một cách để giúp bạn phân loại. Từ đó, bạn có thể lựa chọn phương pháp giặt phù hợp cho từng loại đồ. Vừa giúp áo quần đạt được hiệu quả giặt sạch vượt trội, mà vẫn duy trì được độ bền của sản phẩm.

Các bước phân loại đồ giặt

Dưới đây là quy trình phân loại đồ giặt chuẩn chỉ nhất được DrClean247 tổng hợp lại. Hãy cùng theo dõi và áp dụng cho tiệm giặt của bạn nhé.

Bước 1: Thu gom đồ giặt quần áo bẩn

Đầu tiên bạn cần thu gom đồ giặt quần áo bẩn của khách và tiến hành phân loại đồ. Bạn cần biết rằng mỗi loại chất liệu sẽ có cấu tạo và đặc tính khác nhau. Nếu giặt chung với nhau sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến màu sắc, chất lượng và độ bền. Nó luôn luôn tiềm ẩn nguy cơ gây loang màu, phai màu giữa các đồ giặt với nhau. Đặc biệt là lem màu từ đồ màu sang đồ trắng, công việc khắc phục và xử lý sau đó vô cùng khó khăn. Thậm chí là phải bỏ đi vì không thể cứu chữa, phục hồi lại như ban đầu. Bạn nên chuẩn bị 2-3 chiếc giỏ đựng, dựa vào tính chất và đặc điểm của vải, bạn có thể phân loại chúng.

Bước 2: Phân loại theo màu sắc

Đồ giặt nên phân loại theo màu sắc theo từng 2 – 4 nhóm màu. Việc phân loại đồ giặt theo nhóm màu sẽ giúp bạn hạn chế tối đa những rủi ro liên quan đến lem màu. Bởi nếu đồ trắng giặt chung với đồ màu tiềm ẩn nguy cơ phai màu sang cho nhau. Thế nên, bạn cần hết sức lưu ý trong bước này vì nếu sơ suất có thể ảnh hưởng tới cả mẻ giặt.

Bước 3: Phân loại đồ theo chất liệu và độ dày của vải

Ngoài việc phân loại đồ theo nhóm màu thì bạn cũng nên chú ý tới chất liệu. Bởi mỗi loại chất liệu lại có cấu tạo và đặc tính khác nhau. Vì vậy, bạn áp dụng chung một chế độ, nhiệt độ hay lực vắt cho tất cả các chất liệu. Điều này nhằm đảm bảo tối đa sự an toàn và độ bền cho đồ giặt. Bạn có thể phân loại bằng cách như sau:

  • Đối với chất liệu jeans hay kaki, bạn cần chọn chế độ giặt giũ mạnh. Nhưng với chất liệu cotton, vải lanh, sợi nhân tạo… Thì lại phù hợp với chế độ giặt nhẹ để tránh làm hư tổn sợi vải.
  • Ngoài ra, đối với một số chất liệu có tính chất đặc biệt như voan, lụa tơ tằm… Bạn không được giặt với nước nóng hay chất tẩy rửa mạnh. Mà thay vào đó bạn nên sử dụng sử dụng phương pháp Giặt khô (Dry Cleaning).
  • Hãy quan sát thật kỹ ký hiệu trên nhãn mác quần áo. Vì chúng sẽ có chỉ dẫn cụ thể cho từng loại vải . Để giúp bạn lựa chọn phương pháp và chế độ giặt phù hợp nhất.

Bước 4: Phân loại đồ giặt theo công năng

Một vấn đề mà bạn cần lưu tâm đó là phân loại loại đồ giặt theo công năng riêng. Thí dụ với áo quần mùa Đông như áo khoác, chăn mền, ruột gối… thì bạn nên lựa ra để giặt riêng. Bởi chúng thường khá nặng do hút nhiều nước. Vì vậy nếu giặt lẫn với đồ khác sẽ khiến máy giặt gặp hiện tượng lệch lồng, do trọng lượng của đồ giặt phân bổ không đều. Hãy phân loại áo khoác giặt riêng, chăn mền cùng loại giặt riêng phù hợp với công suất của từng máy.

CÁC LƯU Ý KHI GIẶT ĐỒ

Dưới đây là một vài lưu ý mà bạn cần chú ý khi giặt đồ, để chất lượng quần áo sau giặt được đảm bảo nhất:

Nên lộn mặt trái của đồ giặt

Mục đích hạn chế lực ma sát trong quá trình giặt giúp quần áo bền hơn. Đặc biệt là trang phục có nhiều phụ kiện.

Kiểm tra kỹ lưỡng túi áo quần

Kịp thời phát hiện, tránh các dị vật như bật lửa, chìa khóa, tiền, khăn giấy, kim loại… Làm hư hỏng, cháy nổ máy khi giặt sấy.

Phân loại đồ giặt theo đặc điểm

Màu sắc, chất liệu vải là đặc điểm bạn cần phân loại để giặt theo từng chương trình phù hợp nhất.

Đối với loại quần áo nhạy cảm

Len, lụa, satin, thêu…vv là chất liệu nhạy cảm dễ bị hư hỏng. Bạn cần làm theo đúng hướng dẫn hay chỉ dẫn của nhà sản xuất yêu cầu.

Với những chất liệu quá mỏng

Bạn nên cho đồ vào trong túi giặt nhằm hạn chế tối đa hiện tượng biến dạng bởi lực giặt vắt mạnh của máy giặt công nghiệp.

Với đồ bẩn nhiều

Bạn nên sử dụng chất tẩy để tẩy điểm ở bên ngoài trước. Sau đó mới cho vào máy để giặt tổng thể.

Khối lượng đồ giặt

Tránh nhồi nhét đồ giặt mà nên duy trì khối lượng theo đúng khuyến cáo của nhà sản xuất. Vì điều này sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp tới độ bền và tuổi thọ của máy giặt.

Như vậy, bài viết trên đây DrClean247 hướng dẫn cách phân loại đồ giặt như thế nào cho chuẩn chỉ nhất. Hy vọng bạn có thể áp dụng vào công việc tại tiệm giặt một cách tốt nhất và thu được hiệu quả tối đa.

Liên hệ với DrClean247 để được hỗ trợ những thắc mắc trong ngành giặt là: 0522 933 866

Gọi điện thoại
0522.933.866
Chat Zalo
TỔNG ĐÀI TƯ VẤN
0522.933.866 (Miễn phí cước gọi)
HỖ TRỢ KỸ THUẬT
0522.933.866 (Hỗ trợ 24/7)
PHÒNG KINH DOANH
0522.933.866 (Giờ hành chính)
Yêu Cầu Chúng Tôi Gọi Lại
0522.933.866
Tổng Đài Miễn Phí Cước Gọi
YÊU CẦU GỌI LẠI