Làm thế nào để giặt áo len không bị co, không bị giãn nhão, co rút hay xù lông ? Bạn muốn tự giặt áo len tại nhà thay vì đem ra quán. Sau đây là tổng hợp bí kíp giặt áo len mới nhất, đảm bảo giữ độ bền đẹp của áo len lâu dài. Bài viết này sẽ hướng dẫn cho bạn chi tiết những cách giặt áo len không co và mẹo giặt đồ len.
Cách giặt các loại áo len dạng sợi
Trước khi giặt, bạn nên vắt hoặc treo áo lên xào rồi dùng 1 cây gây nhỏ đập sạch bụi trên áo. Rồi ngâm áo len vào trong nước lạnh chừng 10 – 20 phút. Sau đó chúng ta vớt ra áo ra và vắt sạch nước, pha một chậu nước có xà phòng. Cho áo vào vò nhẹ nhàng, sau cùng xả tráng kỹ bằng nước sạch là được. Để giữ màu cho sợi len, bạn có thể nhỏ vài giọt nước cốt chanh hoặc giấm ăn vào nước giặt quần áo để trung hoà hóa chất còn xót lại trên áo. Sau khi giặt sạch, chúng ta vắt hết nước, giũ đều. Rồi cho áo vào trong túi lưới treo phơi khô ở nơi thoáng gió. Tránh để áo len bị xoắn vặn thừng hoặc phơi trực tiếp ở nơi có ánh mặt trời gay gắt.
Đối với những chiếc áo len sợi màu, bạn có thể giặt bằng nước trà hay nước chè xanh. Bằng cách này áo len không những được làm sạch bụi bẩn mà còn không bị phai màu, kéo dài thời hạn sử dụng cho áo. Cách thực hiện như sau:
- Lấy 1 chậu nước sôi, cho 1 lượng lá trà xanh hãm đủ dùng;
- Sau khi để lá trà ngấm và nước đã nguội, ta lọc bỏ lá chè ra;
- Cho áo len sợi ngâm 15 – 20 phút trong chậu nước trà, vò nhẹ vài lần;
- Giặt xả bằng nước sạch, vắt sạch nước, giũ đều cho áo bông tơi lên;
- Phơi trực tiếp ở nơi râm mát, thoáng gió (cũng có thể cho vào túi lưới để phơi).
Cách giặt chống áo len bị co
Nhiệt độ nước là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp lên áo len. Khi giặt nếu muốn tránh cho áo khỏi bị co, ta sử dụng nước mát bình thường (không quá 30oC) để giặt. Ở nước giặt cuối cùng, bạn pha thêm 1 chút giấm trắng vào nước. Nó sẽ giúp áo len giữ được độ đàn hồi và màu sáng vốn có. Đồng thời có thể trung hoà lượng kiềm của nước giặt còn tồn dư trên đồ len.
Cách làm áo len bị giãn co nhỏ lại
Đồ len mặc lâu thường bị giãn hay nhão và trở nên rộng hơn, ảnh hưởng đến thẩm mỹ của áo. Để có thể trở về hình dạng ban đầu, ta cho áo vào nước ở nhiệt độ 70 – 80 độ C. Không nên dùng nước quá nóng vì sẽ làm cho áo co nhỏ lại quá bé. Nếu ống tay hay gấu áo mất đi tính đàn hồi. Bạn có thể ngâm chỗ đó vào trong nước nóng 40 – 50 độC. Sau 1 – 2 giờ có thể lấy áo ra phơi khô, như vậy độ đàn hồi sẽ được cải thiện và phục hồi trở lại.
Cách đập làm sạch bụi bẩn ở áo len
Đồ len, áo len màu trắng sau khi mặc một thời gian sẽ dần chuyển sang màu tối. Nếu sau khi giặt xong ta để áo len vào ngăn đá trong tủ lạnh khoảng 1 giờ. Cuối cùng lấy áo ra và phơi khô, áo len sẽ có thể trắng trở lại như mới. Nếu là áo len sẫm màu bị dính bụi bẩn, chúng ta có thể dùng miếng mút ẩm lau nhẹ là sạch.
Cách loại bỏ vết sờn bóng trên áo len
Áo len mặc lâu và cọ sát nhiều thường hay bị sờn bóng. Để làm mất vết sờn bóng, ta hoà lẫn nước và giấm tỷ lệ 1:1 rồi phun xịt lên chỗ bị sờn. Sau đó mang áo đi giặt bình thường, sợi len sẽ phục hồi trạng thái ban đầu.
Trên đây là những mẹo giặt áo len không bị co hoặc bị giãn mà bạn nên biết. Nếu kết quả không được như mong muốn thì bạn nên cần đến sự hỗ trợ từ chuyên gia giặt ủi. Ngoài ra, bạn cũng có thể lựa chọn phương án giặt khô bởi các tiệm giặt chuyên nghiệp. Để đảm bảo đồ len của bạn được chăm sóc một cách hoàn hảo nhất nhé.
Đừng quên DrClean247 luôn có chương trình khuyến mãi hấp dẫn lên tới 50% nha !
Gọi cho DrClean247 CHUYÊN GIA – GIẶT ỦI & ĐỒ DA để được hỗ trợ ngay nhé.